+Mạ,phun kẽm nóng chảy là quá trình đốt nóng chảy kẽm và phun nó bởi dòng khí áp lực với lưu lượng lớn thành những hạt kim loại nhỏ, có vận tốc lớn lên bề mặt vật thể, bằng cách đó có thể tạo ra trên bề mặt vật thể một lớp phủ đồng đều, liên tục.
– Có nhiều phương pháp đốt nóng chảy kẽm (bằng dòng điện, bằng khí cháy, bằng luồng Plasma…), vì vậy, công nghệ này được chia ra thành: Phun phủ hồ quang, phun phủ khí cháy, phun Plasma…
– Hiện nay phương pháp phun hồ quang được ứng dụng rộng rãi do giá thành hạ, chất lượng lớp phủ cao, thiết bị đơn giản. Đây cũng là những yếu tố thuận lợi để công nghệ này được áp dụng ở Việt Nam;
Công nghệ phun phủ hồ quang dây đôi:
+Quy trình phun phủ kim loại:
Khi hai dây dẫn điện được đẩy tới gần nhau, sự ngắn mạch giữa hai dây tạo nên hồ quang điện với nhiệt độ khoảng 5000°C. Nhiệt độ này làm cho dây nóng chảy; khí nén đẩy các giọt kim loại nóng chảy tới bề mặt nền với vận tốc trên 100 m/s.
Sự kết hợp của nhiệt độ cao và vận tốc hạt lớn tạo nên lớp phủ có cường độ bám dính cao và độ xốp thấp. Một ưu thế nữa của công nghệ phun hồ quang dây đôi là “quá trình phun nguội”, vì nhiệt độ vật nền có thể duy trì ở mức thấp trong quá trình phun để tránh làm biến đổi pha kim loại và biến dạng của vật nền
Năng suất phun cao: tốc độ phun đạt 8-36 kg/giờ tùy thuộc vào vật liệu hợp kim phun.
Đặc tính của công nghệ mạ kẽm bằng hồ quang điện:
– Khả năng tạo thành lớp phủ kẽm, hợp kim bất kỳ (Zn, Al, Cu…) chiều dày lớp phủ từ 0,03 – 8mm.
– Khả năng tạo lớp phủ trên các bề mặt kim loại, phi kim loại (gỗ, sứ, nhựa thuỷ tinh…).
– Không cần xử lý nhiệt sau khi phun.
– Mức độ tích lũy nhiệt không đáng kể trong suốt quá trình phun.
– Quy trình công nghệ và thiết bị tương đối đơn giản, thao tác dễ, năng suất cao. Tính cơ động của dây chuyền thiết bị trong phân xưởng và ngoài hiện trường lớn.
– Trong quá trình tạo lớp phủ không làm nóng vật thể, loại trừ gây ứng xuất, cong vênh chi tiết.
– Tốc độ phủ nhanh
– Kiểm soát độ dày lớp phủ tốt hơn, qua đó giảm thời gian chạy máy và tiết kiệm vật liệu.
– Giá thành mạ phun thấp so với các phương pháp bảo vệ khác: Mạ điện phân, mạ nhúng nóng… Giá thành phương pháp mạ phun thấp bằng 40-50% mạ nhúng với chất lượng tương đương.
*Chính vì những đặc điểm trên, công nghệ mạ phun tạo lớp nhôm, kẽm ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt cho các chi tiết quá lớn, nặng hoặc các công trình đã hoàn thành trên hiện trường.
+Ứng dụng của máy phun kẽm trong dây chuyền máy ống thép cao tần.
-Trong dây chuyền ống thép cao tần,ống sau khi hàn,qua hệ thống gọt mối hàn bị xước bề mặt,mất lớp kẽm bảo vệ nên chúng ta dùng máy phun kẽm, phun phủ bề mặt cho sản phẩm ống thép đẹp,chống oxy hóa.
-Thiết bị bao gồm:Máy phun,súng phun kẽm,dây kẽm nguyên chất,và thiết bị phụ trợ:Máy nén khí.
Link: https://www.youtube.com/watch?v=XF5UKiHTZqw&t=26s